Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý thuyết xem Bệnh Tật theo Tứ Trụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý thuyết xem Bệnh Tật theo Tứ Trụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Lý thuyết xem Bệnh Tật theo Tứ Trụ (Trích Thiên Tủy)

 

Chương 25. Bệnh Tật

 

Ngũ hành hòa thuận, cả đời không họa.

 

Nguyên chú: Ngũ hành hòa thuận, không chỉ đầy đủ mà không khuyết, sinh mà không khắc. Nhưng mà đủ thì nên đủ, khuyết thì nên khuyết, sinh mà nên sinh, khắc mà nên khắc, thì thuận hòa vậy. Chủ cả đời không có họa.

 

Nhâm thị viết: Ngũ hành trên trời là ngũ khí gồm khí xanh, đỏ, vàng, trắng, đen. Ở dưới đất ngũ hành là mộc, hỏa, thổ, kim, thủy. Ở con người là ngũ tạng tim, bụng, tỳ, phổi, thận. Con người là linh hồn của vạn vật, có đầy đủ ngũ hành, biểu thị ở đầu mặt, tượng thiên là ngũ cảm, bao lấy ở tạng phủ, tượng địa là ngũ hành, cho nên là một tiểu thiên địa vậy. Chỗ này là lấy thuộc từng tạng phủ mà phục dương ở ngũ địa, phàm một tạng phối với một phủ, phủ đều thuộc dương, cho nên là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Tạng đều thuộc âm, cho nên là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Hoặc là bất hòa, hoặc thái quá hay bất cập, thì có bệnh phong, nhiệt, thấp, táo, hàn vậy. Ngũ vị cần phải điều hòa, cũng có thể giải được. Ngũ vị gồm chua, đắng, ngọt, cay, mặn vậy. Chua thuộc mộc, ăn nhiều là hại gân; Đắng thuộc hỏa, ăn nhiều thì hại xương; Ngọt thuộc thổ, ăn nhiều hại thịt; Cay thuộc kim, ăn nhiều hại khí; Mặn thuộc thủy, ăn nhiều hại máu, tương khắc là so với ngũ vị vậy.

Cho nên viết “Ngũ hành thuận hòa, một đời không họa”. Không chỉ ngũ hành bát tự cần phải hòa, mà tạng phủ ngũ hành cũng nên hòa vậy. Bát tự ngũ hành hòa, để hòa với tuế vận; tạng phủ ngũ hành hòa, để ngũ vị hòa. Hòa, ý là giải trừ. Nếu ngũ địa hòa, ngũ vị điều, thì không có bệnh tật vậy. Cho nên ngũ hành hòa, là không sinh không khắc, đầy đủ mà không khuyết gọi là hòa vậy. Cần quý ở tiết vượng thần, có dư nguồn chảy, vượng thần chảy có dư, nhược thần không đủ mà nhận ích vậy, chỗ này gọi là hài hòa. Nếu cưỡng ép vượng thần, yếu không địc lại mạnh, thì làm tức giận, vượng thần không thể tổn, lại làm tổn thương nhược thần vậy. Là lấy vượng thần thái quá mà tiết, không thái quá thì nên khắc; nhược thần có căn thì nên phù trợ, vô căn thì nên tổn đi. Phàm bát tự chỉ cần một thần có lực, chế hóa phù hợp, thì một đời không tai họa. Không phải đầy đủ mà không khuyết là tốt, sinh mà không khắc là hòa vậy.

 

438 - Quý Mùi - Giáp Dần - Mậu Tuất - Canh Thân 

 

Quý Sửu/ Nhâm Tý/ Tân Hợi/ Canh Tuất/ Kỷ Dậu/ Mậu Thân/ Đinh Mùi/ Bính Ngọ. 

 

Mậu sinh tháng Dần, mộc vượng thổ hư, hỉ Mậu tọa Tuất thổ thông căn, đủ sức dụng kim chế Sát. So với Canh kim tọa lộc, có đủ lực khắc mộc, chỗ gọi là không thái quá thì nên khắc vậy. Tuy can năm Quý thủy sinh Sát, được Mùi thổ chế, khiến cho không thể sinh mộc, hỉ mà có phù, ghét mà có khử, thì ngũ hành hòa vậy. Mà một đường vận trình cùng thể dụng không nghịch, thọ đến 90, thông minh hiểu biết, đi đứng tự nhiên. Con thịnh cháu nhiều, danh lợi phúc thọ đều đủ, một đời không tai họa không bệnh tật.

 

439 - Giáp Dần - Canh Ngọ - Mậu Dần - Giáp Dần 

 

Tân Mùi/ Nhâm Thân/ Quý Dậu/ Giáp Tuất/ Ất Hợi/ Bính Tý

 

Trong cục Thất Sát có 5, 1 Canh kim tọa Ngọ vô căn, gọi là nhược thần vô căn, nên khử đi, vượng thần thái quá, nên tiết khí vượng thần vậy. Mà Ngọ hỏa là hòa vậy. Hỉ Ngọ hỏa nắm lệnh, không có thủy, tuy vận gặp kim thủy, không thể phá cục là không cần thiết. Vận đến mộc hỏa, danh lợi đều có. Người này thần dồi dào, tinh khí tự sinh, mà phú quý phúc thọ đầy đủ, một đời không có họa, con cháu đông đúc, con cháu đều phát triển.

 

450 - Giáp Tý - Bính Tý - Quý Hợi - Ất Mão 

 

Đinh Sửu/ Mậu Dần/ Kỷ Mão/ Canh Thìn/ Tân Tị/ Nhâm Ngọ

 

Nhật nguyên Quý Hợi, năm tháng tọa Tý, có thể biết vượng vậy. Hỉ nhất giờ Mão tiết kỳ tinh anh, mộc khí có thừa, hỏa hư đắc dụng, gọi là tinh đủ thần vượng. Hỉ không có thổ kim hỗn tạp, có thổ thì hỏa tiết, không thể ngăn thủy, lại cùng mộc bất hòa, có kim thì mộc bị tổn thương, càng giúp nhau chảy cuồn cuộn mệnh mông. Cả đời không tai họa, nguyên do là không có thổ kim hỗn tạp. Tuổi già đến tám mươi, mà ăn uống càng khỏe, thông minh hiểu biết, đi đứng vững vàng, người gặp nghi ngờ chỉ là 50 tuổi, danh lợi song toàn, con cháu đông đúc.

 

Huyết khí loạn, cả đời nhiều bệnh tật.

 

Nguyên chú: Khí huyết loạn, không chỉ có hỏa thắng thủy, thủy khắc hỏa; ngũ khí phản nghịch, trên dưới không thông, qua lại không thuận, gọi là Loạn, chủ người nhiều bệnh tật.

 

Nhâm thị viết: Khí huyết loạn, là nói ngũ hành bội nghịch mà không thuận vậy. Luận về ngũ hành, thủy là máu huyết, luận về thân thể mạch tức là máu huyết vậy. Màng tim chủ về máu huyết, cho nên thông tay chân kinh quyết âm, Tim thuộc Đinh hỏa, màng tim chủ máu huyết, bàng quang thuộc Nhâm thủy. Đinh Nhâm tương hợp, cho nên tim có thể xuống dưới giao tiếp qua lại với thận, Đinh Nhâm thì hóa mộc, mà thần khí tự đủ, tương sinh thích hợp Ký tế, máu chạy lưu thông mà không có bệnh tật vậy. Cho nên bát tự quý ở Xứ khắc phùng sinh, trong nghịch được thuận mà thành đẹp vậy. Nếu hai bên tương chiến, trên dưới tương khắc, hỉ nghịch gặp thuận, thì hỏa vượng thủy khô, hỏa có thể đốt mộc; thủy vượng thổ rửa sạch, thủy có thể làm chìm kim; thổ vượng mộc gãy, thổ có thể làm mờ hỏa; kim vượng hỏa hư, kim có thể phá thổ; mộc vượng kim khuyết, mộc có thể ngấm thủy. Lý này là ngũ hành đảo điên tương khắc, phạm chỗ này, tất nhiều tai họa bệnh tật.

 

451 - Bính Thân - Ất Mùi - Đinh Mùi - Canh Tuất 

 

Bính Thân/ Đinh Dậu/ Mậu Tuất/ Kỷ Hợi/ Canh Tý/ Tân Sửu 

 

Đinh sinh cuối hạ, Mùi Tuất táo thổ, không thể hối hỏa sinh kim, Bính hỏa đủ để đốt mộc khắc kim, thì thổ càng táo khô mà không tiết. Trong Thân có Nhâm thủy khô cạn mà tinh nhất định khô, cho nên ban đầu mắc bệnh đàm hỏa. Hợi vận, thủy không địch lại hỏa, lại có thể sinh mộc trợ hỏa, đúng như đem muối bỏ biển, thế hỏa càng mãnh liệt, thổ huyết mà chết.

 

452 - Nhâm Dần - Đinh Mùi - Bính Thân - Giáp Ngọ 

 

Mậu Thân/ Kỷ Dậu/ Canh Tuất/ Tân Hợi/ Nhâm Tý/ Quý Sửu 

 

Bính hỏa sinh tháng Mùi giờ Ngọ, can năm Nhâm thủy vô căn, cách xa Thân kim, vốn không thể sinh thủy, lại bị Dần xung, thì khí phổi càng kém. Thêm Đinh Nhâm tương hợp hóa mộc, tòng hỏa thì tim hỏa càng vượng, thận thủy tất khô cạn, cho nên mắc bệnh về bài tiết, lại có đàm ở miệng. Đến vận Tuất đủ hội hỏa cục, phổi càng tuyệt, thận thủy quá khô, thổ huyết mà chết.

 

453 - Giáp Thìn - Bính Dần - Bính Dần - Nhâm Thìn 

 

Đinh Mão/ Mậu Thìn/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ/ Tân Mùi/ Nhâm Thân 

 

Mộc nắm lệnh, hỏa phùng sinh, Thìn vốn là thấp thổ, có thể chứa thủy, bị chỗ Bính Dần khắc, tỳ vị bị thương, phổi kim bị tuyệt, mộc nhiều ngấm thủy, mà thận thủy cũng khô. Đến vận Canh, mộc vượng kim khuyết, kim thủy cùng thấy, mộc hỏa kim tung hoành vậy, thổ huyết mà chết. Tạo này mộc hỏa đồng tâm, chỉ có thể thuận mà không thể nghịch, trái lại lấy Nhâm thủy là kỵ, cho nên vận đầu gặp Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, trái lại không có ngại.

 

Kỵ thần nhập ngũ tạng mà bệnh hung.

 

Nguyên chú: Trong trụ chỗ kỵ thần, không chế không hóa, không xung không tán, ẩn phục thâm sâu, tương khắc ngũ tạng, thì là bệnh hung. Kỵ mộc mà nhập thổ thì tỳ bệnh, kỵ hỏa mà nhập kim thì phế bệnh, kỵ thổ mà nhập thủy thì thận bệnh, kỵ kim mà nhập mộc thì gan bệnh, kỵ thủy mà nhập hỏa thì tim bệnh. Lại xem hư thực, như mộc nhập thổ, thổ vượng, thì bệnh tỳ tự có dư, phát ở tháng tứ quý; thổ suy, thì bệnh tỳ có không đủ, lấy ở tháng đông xuân. Còn lại cứ loại suy.

 

Nhâm thị viết: Kỵ thần nhập ngũ tạng, là khí âm trọc, mai tàng ở địa chi vậy. Âm trọc phục sâu, khó chế khó hóa, là bệnh rất hung. Như là hỉ, một đời không họa; như là kỵ, cả đời nhiều bệnh. Thổ là tỳ vị, tỳ thích chậm, vị thì thích hòa, kỵ mộc mà nhập thổ, thì không hòa hoãn mà bệnh vậy. Kim là phổi và đại tràng, phổi cần thu, đại tràng cần thông, kỵ hỏa mà nhập kim, thì khí phổi nghịch lên trên, đại tràng không thông mà bệnh vậy. Thủy là bàng quang và thận, bàng quang cần nhuận, thận cần chắc, kỵ thổ mà nhập thủy thì quá khô, bàng quang táo mà bệnh vậy. Mộc là gan mật, gan cần thông mật cần ổn định, kỵ kim mà nhập mộc, thì gan nóng mà sinh hỏa, mật hàn mà bệnh vậy. Hỏa là khoang tim ruột, tim cần mở rộng, tiểu tràng cần thu vào, kỵ thủy mà nhập hỏa, thì tim không mở rộng, tiểu tràng kéo dài mà bệnh vậy. Lại cần xem có dư hay không đủ, như thổ thái vượng, mộc không thể nhập thổ, là bệnh tỳ vị tự có dư. Tỳ vốn kỵ thấp, Vị vốn kỵ hàn, nếu thổ thấp mà có dư, bệnh phát ở mùa đông xuân, lại kỵ hỏa để táo; thổ táo mà có dư, bệnh phát ở mùa hạ thu, lại kỵ thủy để nhuận. Như thổ hư, nếu mộc đủ để khai thông thổ, nếu thổ thấp mà không đủ, bệnh phát ở mùa hạ thu; thổ táo mà không đủ, bệnh phát ở mùa đông xuân. Bởi vì thổ hư thấp, gặp mùa hạ thu táo, thổ hư thấp, gặp mùa đông xuân ẩm thấp, làm cho mộc bén căn mà càng xanh tốt, thổ bị khắc mà càng hư. Nếu thổ hư thấp, lại gặp mùa hư thấp, thổ hư táo, lại gặp mùa hư táo, mộc tất hư phù, không thể bén căn, thổ lại không sợ khắc vậy. Còn lại loại suy.

 

454 - Canh Dần - Kỷ Sửu - Bính Tý - Ất Mùi

 

Canh Dần/ Tân Mão/ Nhâm Thìn/ Quý Tị/ Giáp Ngọ/ Ất Mùi

 

Bính hỏa sinh ở cuối đông, tọa dưới Tý thủy, là hỏa hư không cháy, dụng thần ở mộc. Mộc vốn héo vàng, tuy chỗ hai dương, manh nha chưa động, Canh thấu lâm tuyệt, là bệnh rất kém, chỗ lo là chi tháng Sửu thổ, khiến cho Canh kim thông căn, trong Sửu tàng Tân, đúng kỵ thần thâm nhập ngũ tạng, Kỷ thổ lại là mẹ của Canh kim, hối hỏa sinh kim, đủ để phá Dần. Tý thủy là thận, Sửu hợp không thể sinh mộc, hóa thổ lại có thể trợ kim, Sửu thổ là bệnh, không chỉ sinh kim, ức mà còn di dời chồng lên thủy, là lấy bệnh dạ dày cùng thận đều suy. Đến vận Mão, có thể phá Sửu thổ, danh liệt tường cung; vận Ất hợp Canh, Tị Sửu củng kim, chứng hư tổn, không giữ mà chết.

 

455 - Đinh Hợi - Tân Hợi - Tân Mùi – Mậu Thìn

 

Canh Tuất/ Kỷ Dậu/ Mậu Thân/ Đinh Mùi/ Bính Ngọ/ Ất Tị

 

Tân kim sinh ở đầu mùa đông, Đinh hỏa khắc khử Tỉ kiên, nhật chủ cô lập không có trợ giúp, Thương quan thấu mà nắm lệnh, thiết khử nguyên thần mệnh chủ, dụng thần ở thổ không ở hỏa vậy. Mùi là căn khố của mộc, Thìn là dư khí của mộc, đều tàng kỵ Ất mộc; năm tháng có 2 Hợi, là là đất mộc sinh, Hợi Mùi củng mộc, kỵ thần này nhập ngũ tạng quy về lục phủ. Như vậy luận, nói tỳ hư thận tiết, bệnh hoạn đầu hoa di tiết, lại thêm nặng ở dạ dày cổ tay đau nhức, không có ngày nào yên. Đến vận Kỷ Dậu, nhật chủ phùng lộc, vào tràng nhập học có con, vận Mậu khắc khử Nhâm thủy được ăn lương thực; vận Thân Nhâm không phùng sinh, thế bệnh càng nặng, vận Đinh nhật chủ thụ thương mà chết.

 

Xem hai tạo ở trên, chứng bệnh và trong ngũ hành bát tự, hiển nhiên ứng nghiệm, kết quả có thể nghiên cứu tỉ mĩ, thọ yểu cùng thông, sao không thể tham dự chứ?

 

Khách thần du lục kinh mà họa ít

 

Nguyên chú: Khách thần so với kỵ thần nhẹ hơn, lý không thể không có, du hành lục đạo, thì tất có họa. Như mộc du hành ở đất thổ mà dạy dày không may. Hỏa du hành ở đất kim mà đại tràng không may, thổ du hành đất thủy mà bàng quang có họa, kim du hành đất mộc mà mật không may. Thủy du hành đất hỏa mà đường ruột gặp họa.

 

Nhâm thị viết: Khách thần du hành lục kinh, là chỗ dương hư, là di động ở thiên can vậy. Dương mà hư lộ, dễ chế dễ hóa, là họa tất nhỏ, do bệnh ở bên ngoài, bên ngoài dễ phát tán, không đến nỗi là đại họa, cho nên là nhỏ vậy. Nghiên cứu gốc bệnh, vẫn từ âm dương ngũ hành, lấy phân ra tạng phủ, mà phép luận ngũ tạng, chớ cũng lấy thiên can làm khách thần luận hư, địa chi là kỵ thần luận thực. Nhất định phải nghiên cứu có liên quan đến hư trung, lý là xứ Thực lại Hư, họa hay cát rõ ràng có ứng nghiệm vậy.

 

456 - Nhâm Thìn - Giáp Thìn - Canh Ngọ - Bính Tuất

 

Ất Tị/ Bính Ngọ/ Đinh Mùi/ Mậu Thân/ Kỷ Dậu/ Canh Tuất/ Tân Hợi

 

Nhật nguyên Canh Ngọ, sinh ở tháng Thìn giờ Tuất, xuân kim Sát vượng, dụng thần ở thổ. Can tháng Giáp mộc, vốn là Khách thần, được 2 thổ, cho nên tỳ vị không có bệnh, vận thủy khô luyện kim, mà bệnh chứng nhược. Đến vận Mậu Thân, thổ kim cùng vượng, cục lấy mộc là bệnh, mộc chủ phong, kim có thể khắc mộc; liên tiếp cùng 30 năm vận Kỷ Dậu Canh, phát tài hơn 10 vạn, vận Tân Hợi kim không thông căn, mộc được trường sinh, chợt mắc bệnh phong mà chết.

 

457 - Quý Sửu - Mậu Ngọ - Nhâm Dần - Canh Tuất

 

Đinh Tị/ Bính Thìn/ Ất Mão/ Giáp Dần/ Quý Sửu/ Nhâm Tý

 

Nhật nguyên Nhâm Dần, sinh ở tháng 5 giờ Tuất, Sát vượng lại gặp Tài cục, Sát càng tung hoành, cho nên Khách thần không ở Ngọ hỏa, lại ở Dần mộc, trợ cho thế hỏa; Khách thần lại hóa kỵ thần, Mậu Quý hóa hỏa, thì kim thủy đều tổn thương. Đến vận Ất Mão, kim thủy lâm tuyệt, mắc chứng phế thận đều suy, mà ho mất tiếng, ở tháng giêng năm Giáp Tuất mộc hỏa cùng vượng mà chết.

 

458 - Ất Hợi - Canh Thìn - Bính Tý - Canh Dần

 

Kỷ Mão/ Mậu Dần/ Đinh Sửu/ Bính Tý/ Ất Hợi/ Giáp Tuất

 

Nhật nguyên Bính Tý, sinh ở cuối mùa xuân, thấp thổ nắm lệnh, tích thủy dưỡng mộc, dụng thần ở mộc, được Hợi sinh, Thìn là dư khí, Dần trợ giúp. Ất mộc tuy cùng Canh kim hợp mà không hóa, Canh kim di động thiên can là Khách thần, không thể thâm nhập tạng phủ, mà du hành lục kinh vậy. Thủy là tinh, thấy 2 Hợi Tý, Thìn lại củng mà tích trữ, mộc là dư khí, xuân lệnh có dư, Dần Hợi sinh hợp hỏa là vượng thần, mùa ở ngũ dương tiến khí, thông căn năm tháng, khí nối giờ sinh, tinh khí thần cả ba đều đầy đủ, thì tà khí không theo mà vào. Hành vận lại không nghịch, cả đời không tật bệnh, danh lợi đầy đủ. Duy chỉ có thổ hư thấp, kim lại lấy tiết, cho nên tỳ vị hư hàn, khó mà miễn bệnh tiêu chảy mà thôi.